Kinh Bi Hoa - Lịch sử đức Phật A Di Đà và các Bồ Tát (Nguyễn Minh Tiến dịch)
Hỏi: Về cực lạc rồi, có ra khỏi lục đạo chưa hay là sẽ phải trở lại lục đạo nữa?
Ðáp: Về cực lạc rồi thì được xem như ra khỏi lục đạo nhưng sẽ phải trở lại lục đạo. Cực lạc cũng tương đương như hóa thành của kinh Pháp Hoa. Về cực lạc ta sẽ sống rất lâu (vô lượng thọ) nhưng không có nghĩa là không chết (bất tử). Nhờ sống rất lâu và chung quanh có chư bồ tát, thanh văn, thiện tri thức sách tấn tu hành nên chắc chắn sẽ chứng được quả vị bất thối bồ tát. Trường sinh nhưng không bất tử, chính đức Phật Di Ðà cũng sẽ nhập niết bàn, sau đó Quan Thế Âm bồ tát sẽ thành Phật ở cõi cực lạc, kế tiếp đến Ðại Thế Chí bồ tát thành Phật.
Nguồn: http://quangduc.com/coban/88gopnhat.html
***
Hán dịch từ Phạn ngữ: Đời Bắc Lương, Tam Tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm (người Thiên Trúc)
Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến
- Kính bạch đức Thế Tôn! Con lại sẽ vì chúng sanh phát nguyện thù thắng. Kính bạch Thế Tôn! Nếu con có thể mau được tự lợi ích, nguyện cho Chuyển Luân Thánh Vương trải qua đệ nhất hằng hà sa đẳng a tăng kỳ kiếp xong, vừa vào đệ nhị hằng hà sa đẳng a tăng kỳ kiếp, bấy giờ thế giới tên là An Lạc, Đại vương thành Phật hiệu là Vô lượng Thọ, làm vua chánh pháp của thế giới trang nghiêm, chúng sanh thanh tịnh. Đức Phật Thế Tôn này ở vô lượng kiếp làm Phật sự xong, việc cần làm đã làm xong, nhập Vô Dư Niết Bàn, cho đến khi Chánh pháp còn tồn tại, con ở trong đó tu đạo Bồ Tát, ngay khi ấy con thường làm Phật sự. Chánh pháp của đức Phật ấy diệt vào đầu đêm thì ngay cuối đêm đó con thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
… Thiện nam tử! Sau khi Phật Vô Lượng Thọ Bát Niết Bàn, vào đệ nhị hằng hà sa, v.v... phần sau cùng của a tăng kỳ kiếp, trong phần đầu đêm, cõi kia đổi tên là Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu thế giới, có vô lượng vô biên vô số các thứ trang nghiêm, cõi thế giới An Lạc không sánh kịp.
Thiện nam tử! Vào cuối đêm dưới cây Bồ Đề, với vô số các thứ trang nghiêm, ông ngồi trên tòa Kim cang, chỉ trong một niệm thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác hiệu là: Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Đức Phật đó sống lâu chín mươi sáu ức na do tha trăm ngàn kiếp. Phật Bát Niết Bàn xong, chánh pháp trụ thế sáu mươi ba ức kiếp.
… “Cõi Tán Đề Lam trong kiếp Thiện trì, khi loài người sống tám vạn tuổi, có Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng, có Chuyển Luân Thánh thiên hạ. Thái Tử của vua đó tên là Quán Thế Âm, cúng dường Bảo Tạng Như Lai và Tỳ kheo Tăng suốt ba tháng. Do thiện căn này nên vào đệ nhị hằng hà sa, trong phần sau của a tăng kỳ kiếp, vị ấy sẽ được làm Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai. Thế giới tên là Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu”.
… Thiện nam tử! Khi ấy Phạm chí Bảo Hải lại bạch với Vương tử Ni Ma thứ hai:
- Thiện nam tử! Ông đã tạo nghiệp phước đức thanh tịnh, vì tất cả chúng sanh mà được Nhất thiết trí, vậy nên hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Thiện nam tử! Bấy giờ Vương tử ngồi ở trước Phật, chắp tay bạch:
- Kính bạch đức Thế Tôn! Như trước đây trong ba tháng, con cúng dường Như Lai và tỳ kheo Tăng và với sự thực hành thân, khẩu, ý nghiệp thanh tịnh của con, với phước đức như vậy, con xin hồi hướng lên Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không nguyện về thế giới bất tịnh dơ xấu, nguyện cho quốc độ và cây Bồ đề của con như thế giới của Ngài Quán Thế Âm, cây Bồ đề báu với vô số các thứ trang nghiêm và thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Lại nguyện: khi đức Phật Biến Xuất Quang Minh Công đức mới thành Phật đạo, con sẽ thỉnh Phật chuyển pháp luân trước hết và tùy thuận theo thời gian thuyết pháp của Ngài, trong giai đoạn đó con thực hành đạo Bồ Tát. Sau khi đức Phật ấy Niết Bàn, chánh pháp diệt hết, tiếp theo sau đó con thành Chánh Giác. Khi con thành Phật, với Phật sự đã làm trong thế giới của con có vô số các thứ trang nghiêm tốt đẹp. Sau khi con Bát Niết Bàn, chánh pháp trụ thế cùng các việc như vậy đều giống như đức Phật kia không khác.
Xem thêm & nguồn:
https://www.rongmotamhon.net/xem-sach_Kinh-Bi-Hoa_klsgklc_show.html
https://nigioikhatsi.net/kinhsach-pdf/KinhBiHoa_NguyenMinhTien.pdf
https://phatphapungdung.com/phap-bao/kinh-bi-hoa-nguyen-minh-tien-113482.html
https://thuvienhoasen.org/images/file/PS_bOptG0QgQAPcv/kinhbihoa-nguyenminhtien.pdf