Đức Phật và Phật Pháp (Phạm Kim Khánh)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ
Hợp Tuyển lời Phật dạy từ Kinh Tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ
Lời Phật dạy về sự Hòa Hợp trong Cộng đồng và Xã hội - Hợp Tuyển từ Kinh Tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ
Truyện Tranh Lịch Sử Phật Thích Ca (Lý Thái Thuận & Trương Quân)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ
Truyện Tranh Thập Đại Đệ Tử Phật Thích Ca (Lý Thái Thuận & Trương Quân)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ
Tantra hay Mật Tông Phật Giáo (Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu dịch)
Nguyên tác: Buddhism - Its Essence and Development (1951).
Tác giả: Edward Conze.
Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu dịch (1969).
Mật Tông Phật giáo từ những sự kiện này rút ra những kết luận thực tiễn. Nó là kết quả tất nhiên, của những phát triển đi trước, về những khó khăn mà nó mang lại cho nhiều học giả là do các vị này tạo ra. Dĩ nhiên, nếu người ta cho rằng Phật giáo “nguyên thủy” là một tôn giáo hoàn toàn duy lý theo ước nguyện của “Giáo hội đức lý” không pha một chút siêu nhiên hay thần bí nào, thì lúc đó Mật Tông sẽ trở thành sự “suy đồi” gần như không thể hiểu nổi của cái tự nhận là Phật giáo nguyên thủy. Thực ra, Phật giáo luôn luôn liên kết chặt chẽ với điều mà nhà duy lý coi là mê tín dị đoan. Thực tính của những năng lực siêu linh phi phàm, tức phép lại là một điều hiển nhiên. Luyện tập những năng lực này, đối với những người có căn lực, là một phần chương trình của giải thoát, mặc dầu đối với những người khác đó là một ân phúc đáng nghi ngờ. Sự hiện hữu của nhiều loại linh hồn xuất thể và thực tại của những mãnh lực pháp thuật đã được thừa nhận và lòng tin tưởng vào những mãnh lực này là một phần của vũ trụ luận quen thuộc.
Những tác giả Âu châu viết về Mật Tông thường sôi nổi bốc đồng. Sự ghê tởm của họ một phần có tính cách trí thức, bởi vì họ tin rằng họ đã vượt qua những tin tưởng ma thuật của tổ tiên chúng ta. Ngoài ra, Mật Tông tự bản chất gợi ra cho họ sự phẫn nộ về phương diện luận lý. Đối với họ hình như trong lịch sử của Phật giáo, một nền siêu hình trừu tượng vô cùng cao viễn đã dần dần nhường chỗ cho một sự bận tâm về những thần tính hữu ngã và về ma thuật, cho sự sùng bái ngẫu tượng của lễ nghi phù thủy và mọi thứ mê tín. Một sự vô luân có dụng ý hình như dành chỗ của sự khắc khổ ngày xưa. Sự không tham trước thế gian trước kia đã được thay thế bởi ước muốn cưỡng bách nó tuân theo những khao khát nhơ nhớp nhất; thái độ chịu đựng hoàn cảnh bị thay thế bởi ước muốn thu phục quyền năng chế ngự hoàn cảnh. Ngày xưa sự thanh bần được coi như điều kiện tiên quyết của sự tiến bộ tâm linh, bây giờ người ta nghĩ tới việc cầu đảo Kuvera và Jambhaha, những thần tài v.v…
Thái độ miệt thị này không công bình với Mật Tông. Đúng là Mật Tông tuyên bố có hai mục tiêu - sự thành tựu (siddhi)[2] trong việc đạt tới giác ngộ viên mãn trong cuộc sống này, và sự thành tựu trong việc quy phục sức khỏe của cải và quyền năng. Nhưng sự phối hợp phi luận lý giữa những mục tiêu thế gian và xuất thế gian này xưa như chính Phật giáo vậy và là một trong những cột trụ chính của sức mạnh Phật giáo. Tính cách phi luận, như chúng ta sẽ thấy, không phải là phi luân của con người của thế gian này, nhưng của những bậc thánh. Sự thỉnh cầu rằng bùa chú và nghi lễ pháp thuật là con đường chắc chắn nhất đưa đến giác ngộ viên mãn, quả thực, mới mẻ trong hình thức được đề cao, nhưng một sự phát triển lịch sử lâu dài chắc chắn phải dẫn đến đó. Không những không phải là cơn ác mộng của một số những kẻ bội giáo bịp bợm, đáng kính một cách khả nghi, Mật Tông đã, và chính là một giai đoạn không tránh được của Phật giáo sử.
Xem thêm & nguồn:
https://thuvienhoasen.org/p21a17381/08-tantra-hay-mat-tong-phat-giao
https://www.budsas.org/uni/u-tinhoa/130tinhhoa8.html
Tác giả: Edward Conze.
Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu dịch (1969).
Mật Tông Phật giáo từ những sự kiện này rút ra những kết luận thực tiễn. Nó là kết quả tất nhiên, của những phát triển đi trước, về những khó khăn mà nó mang lại cho nhiều học giả là do các vị này tạo ra. Dĩ nhiên, nếu người ta cho rằng Phật giáo “nguyên thủy” là một tôn giáo hoàn toàn duy lý theo ước nguyện của “Giáo hội đức lý” không pha một chút siêu nhiên hay thần bí nào, thì lúc đó Mật Tông sẽ trở thành sự “suy đồi” gần như không thể hiểu nổi của cái tự nhận là Phật giáo nguyên thủy. Thực ra, Phật giáo luôn luôn liên kết chặt chẽ với điều mà nhà duy lý coi là mê tín dị đoan. Thực tính của những năng lực siêu linh phi phàm, tức phép lại là một điều hiển nhiên. Luyện tập những năng lực này, đối với những người có căn lực, là một phần chương trình của giải thoát, mặc dầu đối với những người khác đó là một ân phúc đáng nghi ngờ. Sự hiện hữu của nhiều loại linh hồn xuất thể và thực tại của những mãnh lực pháp thuật đã được thừa nhận và lòng tin tưởng vào những mãnh lực này là một phần của vũ trụ luận quen thuộc.
Những tác giả Âu châu viết về Mật Tông thường sôi nổi bốc đồng. Sự ghê tởm của họ một phần có tính cách trí thức, bởi vì họ tin rằng họ đã vượt qua những tin tưởng ma thuật của tổ tiên chúng ta. Ngoài ra, Mật Tông tự bản chất gợi ra cho họ sự phẫn nộ về phương diện luận lý. Đối với họ hình như trong lịch sử của Phật giáo, một nền siêu hình trừu tượng vô cùng cao viễn đã dần dần nhường chỗ cho một sự bận tâm về những thần tính hữu ngã và về ma thuật, cho sự sùng bái ngẫu tượng của lễ nghi phù thủy và mọi thứ mê tín. Một sự vô luân có dụng ý hình như dành chỗ của sự khắc khổ ngày xưa. Sự không tham trước thế gian trước kia đã được thay thế bởi ước muốn cưỡng bách nó tuân theo những khao khát nhơ nhớp nhất; thái độ chịu đựng hoàn cảnh bị thay thế bởi ước muốn thu phục quyền năng chế ngự hoàn cảnh. Ngày xưa sự thanh bần được coi như điều kiện tiên quyết của sự tiến bộ tâm linh, bây giờ người ta nghĩ tới việc cầu đảo Kuvera và Jambhaha, những thần tài v.v…
Thái độ miệt thị này không công bình với Mật Tông. Đúng là Mật Tông tuyên bố có hai mục tiêu - sự thành tựu (siddhi)[2] trong việc đạt tới giác ngộ viên mãn trong cuộc sống này, và sự thành tựu trong việc quy phục sức khỏe của cải và quyền năng. Nhưng sự phối hợp phi luận lý giữa những mục tiêu thế gian và xuất thế gian này xưa như chính Phật giáo vậy và là một trong những cột trụ chính của sức mạnh Phật giáo. Tính cách phi luận, như chúng ta sẽ thấy, không phải là phi luân của con người của thế gian này, nhưng của những bậc thánh. Sự thỉnh cầu rằng bùa chú và nghi lễ pháp thuật là con đường chắc chắn nhất đưa đến giác ngộ viên mãn, quả thực, mới mẻ trong hình thức được đề cao, nhưng một sự phát triển lịch sử lâu dài chắc chắn phải dẫn đến đó. Không những không phải là cơn ác mộng của một số những kẻ bội giáo bịp bợm, đáng kính một cách khả nghi, Mật Tông đã, và chính là một giai đoạn không tránh được của Phật giáo sử.
Xem thêm & nguồn:
https://thuvienhoasen.org/p21a17381/08-tantra-hay-mat-tong-phat-giao
https://www.budsas.org/uni/u-tinhoa/130tinhhoa8.html