Thế Giới Phật Giáo
Tìm kiếm nâng cao

Menu

  • Kinh Sách Nói & Video
  • Song ngữ Việt-Anh (Đối chiếu)
  • Thỉnh Kinh Sách MIỄN PHÍ
  • NGHE máy vi tính TỰ ĐỌC tiếng Việt
  • Chùa & Tự Viện
  • Mục đích và Chủ trương
  • BuddhistHub.org (Anh ngữ)
  • Đức Phật và Phật Pháp (Phạm Kim Khánh)Đức Phật và Phật Pháp (Phạm Kim Khánh)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ
  • Hợp Tuyển lời Phật dạy từ Kinh Tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai)Hợp Tuyển lời Phật dạy từ Kinh Tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ
  • Lời Phật dạy về sự Hòa Hợp trong Cộng đồng và Xã hội - Hợp Tuyển từ Kinh Tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai)Lời Phật dạy về sự Hòa Hợp trong Cộng đồng và Xã hội - Hợp Tuyển từ Kinh Tạng Pali (Nguyên Nhật Trần Như Mai)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ
  • Truyện Tranh Lịch Sử Phật Thích Ca (Lý Thái Thuận & Trương Quân)Truyện Tranh Lịch Sử Phật Thích Ca (Lý Thái Thuận & Trương Quân)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ
  • Truyện Tranh Thập Đại Đệ Tử Phật Thích Ca (Lý Thái Thuận & Trương Quân)Truyện Tranh Thập Đại Đệ Tử Phật Thích Ca (Lý Thái Thuận & Trương Quân)Hạng mục: KINH SÁCH - THỈNH MIỄN PHÍ

Nguồn gốc và Đặc điểm của Phật Giáo Mật Tông (Thích Định Quang dịch)

Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..

Trên phương diện lịch sử, Phật giáo Ấn độ đã trải qua bốn chặng đường lịch sử, tức là Nguyên thủy Phật giáo, Bộ phái Phật giáo, Đại thừa Phật giáo và Mật tông Phật giáo.

Nguyên thủy Phật giáo là Phật giáo thời kỳ đầu, được tính từ khi đức Phật thành đạo cho đến một trăm năm sau Phật nhập niết bàn, tức là giai đoạn đầu truyền bá Phật giáo.

Thời kỳ Bộ phái Phật giáo là khoảng từ năm 370 (BC) đến năm 150 sau công nguyên(AD), giai đoạn này là thời kỳ Phật giáo phát triển và hình thành nên bộ phái.

Đại thừa Phật giáo là khoảng từ giữa thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 7(AD), trong quá trình phát triển của Đại thừa Phật giáo lại phân chia thành ba giai đoạn khác nhau, tức là giai đoạn đầu (thế kỷ 1 đến 5 AD), giai đoạn giữa (thế kỷ 5 đến 6 AD) và giai đoạn cuối (thế kỷ 6 đến 7 AD).

Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v.. Sự khởi nguyên, quá trình hình thành và phát triển của Mật tông Phật giáo có mối tương quan mật thiết với sự thay đổi của nền chính trị, văn hóa Ấn độ đương thời. Nữa sau thế kỷ thứ 7 (AD), Ấn độ giáo đã len lõi trong các hệ thống học thuyết, kể cả giáo lý Phật giáo mà phục hưng trở lại, từ đó tạo ra sự cạnh tranh rất mãnh liệt đối với Phật giáo đương thời. Lúc bấy giờ Phật giáo Đại thừa không chỉ bị giới hạn trong phạm vi “kinh viện triết học”, mà còn chạy theo những phong trào lý luận học vấn, đống chặt mình với phạm trù triết học biện luận, do vậy, vô ý trung đã tự tách mình ra khỏi quảng đại quần chúng. Vì thế, để thích ứng với tình thế mới, Phật giáo Đại thừa đã quay tìm lại thế mạnh của mình vốn có trước đó, nhanh chống và tích cực tiếp cận với Ấn độ giáo và Bà-la-môn giáo. Ban đầu khi tiếp xúc, phía Phật giáo có những phản ứng khá kịch liệt, có lúc lại cật lực phê phán những quan niệm nghi chấp về tế tự cầu phước trừ họa và mật chú, tuy nhiên vẫn xúc tiến việc hợp lý hóa hoặc Phật giáo hóa theo tinh thần tùy duyên, cuối cùng Phật giáo đã hình thành nên một hệ thống Mật giáo tương đối độc lập. Do đó, Mật giáo là sản phẩm của sự kết hợp giữa Phật giáo và Ấn độ giáo.

Quá trình phát triển của lịch sử Mật tông, có thể chia thành hai giai đoạn chính, đó là Sơ kỳ “Tạp mật” và Hậu kỳ “Thuần mật”.

Xem thêm & nguồn:
https://thuvienhoasen.org/a16994/nguon-goc-va-dac-diem-cua-phat-giao-mat-tong

  • Bạn đang ở:  
  • Trang chủ
  • MẬT TÔNG (Tây Tạng - Kim Cương Thừa)
  • Nguồn gốc và Đặc điểm của Phật Giáo Mật Tông (Thích Định Quang dịch)

Trở lên trên

© 2021 Thế Giới Phật Giáo