Vô Tỷ Pháp Tập Yếu [Abhidhammatthasaṅgaha] (HT Tịnh Sự biên soạn)
Biên soạn: Thera Santakicco – Trưởng lão Tịnh Sự.
Abhidhammatthasaṅgaha – nghĩa là tập hợp hay gom hợp những pháp trọng yếu chứa trong Abhidhamma (Diệu pháp, Thắng pháp, Vi diệu pháp, Vô Tỷ Pháp). Do đó, Abhidhammatthasaṅgaha gọi tắt là Thắng pháp tập yếu, Vô Tỷ Pháp Tập Yếu hay Vô Tỷ Pháp Nhiếp.
‘Dhamma’ được bắt nguồn từ căn √dhar nghĩa là giữa hay ủng hộ. Ở đây, thuật ngữ Pāḷī được dùng trong câu kinh hay lời thuyết.
Pháp, chỉ tất cả trạng thái.
Vấn: pháp là chi? Đáp: chi cũng là pháp.
Vấn: tại sao gọi là pháp? Đáp: tại có trạng thái nên gọi là pháp.
Vấn: trạng thái ra sao? Đáp: ra sao cũng là trạng thái.
‘Abhi’, theo Atthasālinī, có 2 nghĩa là:
- ‘Atireka’ : cao hơn, lớn hơn, vượt trội, hay
- ‘Visiṭṭha’: phi thường, siêu quần, cao nhã, cao quí, thanh lịch, đặc sắc, kiệt xuất, xuất chúng, lỗi lạc, nổi bật, vượt trội, đặc biệt, riêng biệt, rõ rệt, siêu phàm, tuyệt vời, cao cả, bậc cao, hùng vĩ, uy nghi, cực kỳ, siêu phàm, thăng hoa, vi diệu, thắng, vô tỷ - không thể so sánh… .
‘Abhidhamma’ nghĩa là pháp cao hơn vì pháp này làm cho chúng sanh có khả năng đạt đến giải thoát, hay vì pháp này vượt trội hơn giáo lý trong Sutta Piṭaka (tạng Kinh) và Vinaya Piṭaka (tạng Luật)
‘Saṅgaha’ có nghĩa là tóm tắt, trích yếu, tập yếu, gom hợp, tập hợp những pháp trọng yếu lại gọi chung một tên.
Trong Sutta Piṭaka (tạng Kinh) và Vinaya Piṭaka (tạng Luật), đức Phật đã dùng những cụm từ qui ước chế định như là đàn ông, thú vật, con người, và v.v… Ngược lại, trong Abhidhamma Piṭaka (tạng Vô Tỷ Pháp), tất cả các pháp được phân tích một cách chi tiết, tỷ mỉ và dùng những thuật ngữ trừu tượng để mô tả những trạng thái thực tính của chư pháp hữu vi, là một nét độc đáo được tạo làm phương pháp tu tập, những pháp ấy được gọi là Abhidhamma.
Do đó, vấn đề chính yếu là sự vượt trội của giáo lý, hay do những pháp ấy dẫn dắt đến sự giải thoát của chúng sanh.
Abhidhamma Piṭaka (Tạng Vô Tỷ Pháp) gồm có bảy bộ - đó là:
i. Dhammasaṅganī (Bộ Pháp Tụ),
ii. Vibhaṅga (Bộ Phân Tích),
iii. Dhātukathā (Bộ Chất Ngữ),
iv. Puggalapaññatti (Bộ Nhân Chế Định),
v. Kathāvatthu (Bộ Ngữ Tông),
vi. Yamaka (Bộ Song Đối),
vii. Paṭṭhāna (Bộ Vị Trí).
Sư cả Tịnh Sự (Mahāthero Santakicco)
Xem thêm & nguồn:
https://thuvienhoasen.org/a28723/vo-ty-phap-tap-yeu
https://budsas.net/sach/vn20_8.pdf
https://thuvienhoasen.org/a28723/vo-ty-phap-tap-yeu
https://toaikhanh.com/resources/vn/Thang%20Phap%20Tap%20Yeu-%20TL%20Tinh%20Su.pdf